Dien Dan Lop A2 Trinh Hoai Duc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN

2 posters

Go down

THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Empty THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN

Bài gửi by Admin Wed Nov 21, 2007 10:59 pm

Thông tin là tài sản và là một nguồn lực thiết yếu cho sự phát triển của xã hội ngày nay. Xây dựng, quản trị và khai thác nguồn lực thông tin là nhiệm vụ mang tính khoa học và công nghiệp. Bài viết dưới đây giới thiệu tổng quát về ngành thông tin học và vai trò của nó trong thời kỳ chuyển sang “xã hội thông tin”.

Bản chất và cơ cấu nội dung của ngành thông tin học


THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Thong1
Một trong số các nhà khoa học tiên phong thấy trước và chuẩn bị cho sự ra đời của thông tin học hiện đại là Vannevar Bush (1890-1974). Trong công trình nổi tiếng với nhan đề “Như cách con người có thể suy nghĩ” được công bố trên Tạp chí “Atlantic Monthly” vào năm 1945, ông đã đặt ra các vấn đề lớn của thông tin, đề xuất các ý tưởng giải quyết, dự báo sự ra đời và tương lai của nghề thông tin. Bước vào thập niên 60-70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Hoa Kỳ mà đại diện là F. Machlup, D. Bell và M. Porat đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu có hệ thống về xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Một nền kinh tế được chia thành ba khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và trong cả ba khu vực đều có hoạt động thông tin. Các nhà khoa học đã tách ra từ ba khu vực đó tất cả lao động thông tin và gom lại thành khu vực riêng - khu vực thứ tư, gọi là khu vực thông tin. Với sự vượt lên của khu vực thông tin so với khu vực công nghiệp, ta có thể nói đến sự hình thành một nền kinh tế thông tin và tri thức. Quá trình thông tin ngày càng phức tạp và do vậy quản lý quá trình này phải dựa trên khoa học và công nghệ (KH&CN). Khởi đầu việc đào tạo về thông tin học liên quan tới sự kiện vào tháng 10.1961, khi Học viện Công nghệ Georgia của Hoa kỳ tổ chức Hội nghị lịch sử về thông tin học. Hội nghị đã đưa ra quyết định quan trọng về tổ chức đào tạo đại học, trên đại học ngành thông tin và đưa ra định nghĩa về thông tin học như sau: “Thông tin học là một khoa học nghiên cứu các tính chất và hành vi của thông tin, các phương cách biến đổi thông tin để việc truy cập và khai thác thông tin trong xã hội được tối ưu. Các quá trình này bao gồm: Tổ chức, phân phối, thu thập, lưu giữ, tìm kiếm, diễn giải và sử dụng thông tin”. Cũng trong những năm 60, nhiều hội thông tin học được thành lập, Tập tổng quan hàng năm về KH &CN thông tin (ARIST) được ấn hành, một loạt tạp chí khoa học chuyên ngành thông tin xuất hiện ở nhiều nước. Thực tiễn nghiên cứu và đào tạo về thông tin học ở nhiều nước cho thấy, thông tin học có 3 đặc trưng cơ bản sau:


l Thông tin học là một khoa học liên ngành (Interdisiplinary) và đa ngành (Megadisiplinary). Các vấn đề cơ bản của thông tin học không thể được giải quyết đơn giản từ một ngành khoa học mà phải tích hợp từ các ngành khoa học khác nhau. Theo đó, đội ngũ cán bộ được huy động để giải quyết vấn đề thông tin thường bao gồm nhóm chuyên gia từ nhiều lĩnh vực chuyên môn.

l Thông tin học liên quan tới công nghệ trí tuệ, trong đó lấy công nghệ thông tin và truyền thông làm trung tâm để nâng cao năng lực xử lý thông tin của con người.

l Thông tin học liên quan nhiều tới sự phát triển xã hội. Dựa trên nền tảng hạ tầng cơ sở thông tin của xã hội, thông tin học tìm các biện pháp và con đường đưa thông tin trở thành nguồn lực cho sự phát triển, góp phần hình thành nền kinh tế thông tin, tạo dựng xã hội thông tin, đặt nền móng cho phần tin quyển (Infosphere), thúc đẩy và tích cực tăng cường năng lực sáng tạo và đổi mới.

Thông tin học với tư cách là một khoa học và như một nghề nghiệp có gì khác biệt về các mặt lý luận và thực tiễn áp dụngT? Trục lõi của ngành học thể hiện ở hệ thống (Dữ liệu - Thông tin - Tri thức) a Người sử dụng, mà ta có thể diễn đạt bằng hình thức: (DTK) a U. Vấn đề là làm sao nâng cao được năng lực (E) để kiểm soát, xử lý thông tin và khai thác tốt nhất các nguồn lực thông tin trong các quá trình và hoạt động của xã hội: E (DTK) a U. Hệ thống vận động thông tin trong xã hội bao gồm tổ hợp các thành tố:

- Nguồn tin (S): Đây là trung tâm và là nguyên liệu của các hoạt động trong hệ thống. S xác lập toàn miền chủ đề - đối tượng mà hệ thống sẽ bao quát, thiết lập các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống cho tổ hợp nguồn lực (DTK).

- Tiếp nhận (A): Đây là bộ “cảm biến” dùng để tiếp nạp “năng lượng” từ môi trường các nguồn tin, sự kiện. Thông tin tiếp nhận được tải bằng các loại hệ thống dấu hiệu /tín hiệu dưới dạng mã hoá.

- Truyền tải (T): Dữ liệu (được mã hoá) vận động trong hệ thống theo các kênh liên lạc.

- Xử lý (P): Thành phần này tạo cho các cá nhân hoặc tổ chức năng lực biến đổi, đối chứng, đánh giá với các chiều của dữ liệu, chuyển hoá theo thang cuốn thông tin: Đưa dữ liệu thành thông tin, đưa thông tin thành tri thức.

- Sử dụng (U): Quá trình thông tin không chỉ dừng lại ở chỗ biết, hiểu, trả lời các câu hỏi: Cái gì, ở đâu, ai, khi nào? mà còn chuyển thông tin thành tri thức, trả lời câu hỏi: Vì sao, như thế nào? Những tri thức này sẽ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định để chúng ta có được các cách thức giải quyết phù hợp.
THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Thong2


Đích cuối cùng của hoạt động thông tin là chuyển thành hành động, thể hiện qua các hệ thống đổi mới, giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định phù hợp. Chu trình trên đây là một hệ mở, phi tuyến có phản hồi được thực hiện liên tục và tuần hoàn trong mọi quá trình xã hội. Từ đây, lõi chương trình đào tạo người cán bộ khoa học và quản trị thông tin chuyên nghiệp cần bao hàm 4 khối kiến thức và kỹ năng sau đây:

ãl Những vấn đề lý luận và phương pháp luận: Đây là cơ sở học thuật của ngành học. Khối kiến thức cơ sở cần bao hàm các vấn đề về khái niệm, bản chất của thông tin và tri thức, các loại thông tin, những vấn đề về lý thuyết, các nguyên lý và quy luật của quá trình thông tin và liên lạc, lịch sử hình thành thông tin học và quan hệ của thông tin học với các khoa học khác.

l Phương pháp và quy trình: Xem xét việc trình bày và tổ chức thông tin - tri thức, vận động và biến đổi thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin, các tiêu chuẩn về thông tin, tương tác và chia sẻ thông tin trong hệ và trong môi trường.

l Công nghệ và hệ thống: Xem xét việc phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin như công cụ để tăng cường năng lực của toàn hệ E (DTK), sử dụng các công nghệ hiện đại để số hoá, đóng gói dữ liệu, thể hiện nội dung bằng công nghệ đa phương tiện và siêu văn bản, sử dụng phân tán các tài nguyên thông tin.

l Tác động của thông tin học tới xã hội: Xác định rõ vai trò và chức năng của các thiết chế thông tin (trung tâm thông tin, thư viện, lưu trữ, xuất bản, tổ chức tư vấn, đa phương tiện...) trong xã hội. Phân tích tác động của các hệ thông tin tới các chủ thể: Từng con người, tổ chức và toàn xã hội, hành vi của con người trong thế giới thông tin. Cần xem xét các vấn đề như: Đạo đức, cá nhân, luật pháp, quyền tác giả... Vai trò của thông tin trong xã hội cũng đã đưa tới hình thành hướng nghiên cứu mới có tên gọi “Thông tin học xã hội” - hợp phần rất quan trọng của thế giới thông tin mà ta còn gọi là tin quyển.

Ứng dụng của thông tin học

Trong xã hội hiện đại, thông tin - tri thức là nguồn lực tiềm tàng và không cạn kiệt, được coi là nhân tố động lực cho phát triển. Nhà bác học N. Wiener, người sáng lập ngành Xibernetic, đã từng khẳng định: “Sống có hiệu quả là sống với thông tin”. Các đại gia kinh tế ở Phố Wall (Hoa Kỳ) thì coi thông tin là “thứ hàng hoá có giá trị nhất mà họ biết”. Là một khoa học liên ngành, thông tin học giúp xã hội tìm kiếm các giải pháp để tăng trưởng và phát huy nguồn lực này. Cơ sở lý thuyết và các nguyên lý quản trị thông tin được nêu ở phần trên có thể ứng dụng trong các hoạt động thực tiễn: Quản lý, nghiên cứu, giáo dục - đào tạo, sản xuất - kinh doanh. Nếu công tác thông tin được tổ chức tốt, chúng ta có thể xếp hạng các đối tượng, “đo lường” được năng suất, đánh giá được năng lực và chất lượng, giám sát hiệu quả các hoạt động, nâng cao năng lực của hệ thống đổi mới, tiết kiệm các nguồn lực, ra các quyết định phù hợp. Thông tin thực sự phải là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý xã hội. Các nguyên lý của thông tin học được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn như: Xây dựng các hệ thống thông tin, quản trị thông tin, tổ chức các cơ quan thông tin, nâng cao năng lực tra cứu, chỉ dẫn và phản biện, phát triển các hoạt động giáo dục - đào tạo, báo chí và truyền thông, thư viện, văn thư - lưu trữ, xuất bản, bảo tàng. Trong xã hội học tập, thông tin liên quan nhiều tới giáo dục và báo chí. Cả ba hoạt động giáo dục, báo chí, thông tin đều đối mặt với việc vận chuyển tri thức của con người trong xã hội. Hoạt động thông tin trực tiếp liên quan tới việc lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng thông tin dưới các hình thái được định dạng, vì vậy nó liên quan tới việc tổ chức, kết cấu, biểu đạt. Giáo dục liên quan tới phương diện dạy và học để truyền tri thức tới người học. Báo chí sử dụng các kỹ năng trình bày, viết, tường thuật để chuyển tải các tin tức, sự kiện đến với thính /độc giả. Cuộc cách mạng KH &CN và nền kinh tế thị trường làm cho hoạt động thông tin trong xã hội ngày càng trở nên sôi động và phức tạp, thông tin trở thành một loại nguồn lực và hàng hoá. Thông tin (dữ liệu, sự kiện, tài liệu) ngày càng nhiều, nhu cầu thông tin càng cấp thiết và đòi hỏi phải được thoả mãn trong một thời gian ngắn đã đặt ra thách thức vượt qua sự hạn chế của các phương pháp truyền thống và kinh nghiệm xử lý thông tin của chính bản thân con người.

Để giải quyết những thách thức và nhiệm vụ nặng nề của hoạt động thông tin, bên cạnh việc sử dụng rộng rãi các phương pháp tổng quát và đặc biệt của các ngành khoa học như: Điều khiển học, Lý thuyết các hệ lớn và mô hình, Khoa học quản lý, Vận trù học, Khoa học máy tính... thông tin học đã xây dựng cho mình một loạt phương pháp chuyên ngành đặc thù như: Chỉ mục phối hợp, Chỉ dẫn hoán vị, Tóm tắt hình thức, Trình bày tri thức, Ngôn ngữ từ chuẩn, Tìm tin, Truy vấn và xếp hạng thông tin, Hệ thống tìm tin, Phân phối tin có chọn lọc, Hệ thống thông tin tổ hợp, Phân tích và tổng hợp tin, Phản biện và giám sát thông tin, Đánh giá thông tin...

Cùng với quá trình phát triển khoa học thông tin, từ những năm 70 của thế kỷ XX, một phương pháp khoa học tổng quát dưới tên gọi “Tiếp cận thông tin” đã ra đời giúp con người giải thích một cách khoa học nhiều hiện tượng và quá trình, phản ánh hành vi, tính chất đa dạng của các hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong cả nhận thức.

Gần đâyG, có ý kiến muốn nhất thể hoá thông tin với thư viện - một ngành học có một lịch sử lâu đời liên quan tới việc tổ chức, bảo tồn và khai thác các tài liệu, ấn phẩm dạng sách và các thể loại khác. Thông tin học và thư viện học có điểm chung là cùng chia sẻ và gánh vác vai trò xã hội trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Nhà thư viện học Hoa kỳ nổi tiếng, GS-TS Jesse H. Shera (1903-1982), đã tiên liệu về sự phát triển các thư viện là chuyển từ việc quản lý tài liệu sang quản trị thông tin và tri thức. Thực tế trong ba thập kỷ vừa qua cho thấy, việc “thông tin hoá” các hoạt động của thư viện là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong xã hội, thư viện không chỉ đóng vai trò là một loại thiết chế của hệ thống thông tin mà còn là một thiết chế văn hoá, giáo dục và xã hội. Mặt khác, thông tin ngày nay còn được xem là nguồn lực, tài sản và hàng hoá của xã hội hiện đại. Do vậy, trên quy mô toàn cục, thư viện và thông tin không thể đồng nhất mà phải được coi và được đối xử như là những người bạn đồng hành, liên minh chặt chẽ trong xã hội thông tin.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 107
Registration date : 12/11/2007

http://mylove-a2thd.yoo7.com

Về Đầu Trang Go down

THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Empty thời đại

Bài gửi by happy Sat Dec 01, 2007 8:44 pm

khoa học ngày càng phát triển theo đời đại.Do vậy chúng ta cần fai học để thích ứng với chúng

happy
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Empty Re: THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN

Bài gửi by playful_62 Thu Dec 06, 2007 7:15 am

Nhưng mà tiên tiến quá cũng có mặt hại mà, có j cũng có hai mặt hết đó
playful_62
playful_62

Tổng số bài gửi : 150
Age : 34
Registration date : 14/11/2007

Về Đầu Trang Go down

THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN Empty Re: THÔNG TIN HỌC - KHOA HỌC CỦA THỜI ĐẠI THÔNG TIN

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết