Dien Dan Lop A2 Trinh Hoai Duc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đề thi đại học khối B (2006)

Go down

Đề thi đại học khối B (2006) Empty Đề thi đại học khối B (2006)

Bài gửi by tuong_vy_3007 Sat Dec 29, 2007 4:30 am

Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8.Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B. Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Bài hoá trên được giải như sau:
Bước 1:Đọc kỹ đề bài trong 3 phút:
Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8.Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B. Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Bước 2: Phân tích bài toán theo các điều kiện, dữ kiện của bài. Không nhất thiết dữ kiện nào cho trước thì phải sử dụng trước.Chú ý, phải sử dụng tất cả dữ kiện. Nếu không sử dụng hết dữ kiện thì hãy nghĩ là mình làm sai trước khi cho rằng đề bài ra sai. Bây giờ bạn hãy click chuột lên đề bài ở dưới và xem sự phân tích:
Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8.Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B. Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Theo công thức này thì ion được cấu tạo gồm 1 nguyên tử A, 3 nguyên tử B và 2 electron. Xét về nguyên tử, nguyên tử được cấu tạo gồm notron và proton trong hạt nhân và electron ngoài lớp vỏ. notron là hạt không mang điện tích, có khối lượng là 1 đvC. Proton là hạt có điện tích +1, khối lượng là 1 đvC. Electron là hạt có khối lượng xấp xỉ bằng 0 (trong tính toán thì ta quan niệm là 0), có điện tích là –1. Vì nguyên tử trung hoà về điện nên tổng số hạt proton trong hạt nhân bằng tổng số hạt electron ngoài lớp vỏ. Từ những kiến thức này, ta có thể rút ra:*Số khối của nguyên tử (đọc na ná như là khối lượng của nguyên tử): tổng số hạt p và số hạt n trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố. Như vậy, khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu trong hạt nhân. Mặt khác, hạt nhân lại có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử (nếu kích thước của nguyên tử to bằng trái đất thì hạt nhân của nó to bằng quả cam). Vì vậy, có thể thấy nguyên tử có cấu tạo rỗng. Do đó, việc Tôn Ngộ Không phóng to, thu nhỏ gậy Như Ý cũng không khó hiểu lắm. Chỉ là thu hẹp hay nới rộng khoảng cách giữa lớp vỏ e và hạt nhân của nguyên tử sắt (Bạn thấy không, khối lượng của gậy Như Ý không đổi, dù to hay nhỏ). Điều khó hiểu ở đây “chỉ là” dùng lực nào để thực hiện được sự thu hẹp hay nới rộng khoảng cách đó.*Số hiệu nguyên tử chính là tổng số p trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố. Số hiệu nguyên tử quyết định nên vị trí của nguyên tố trong bảng Hệ thống tuần hoàn.

Tổng số p trong hạt nhân luôn bằng tổng số hạt e ngoài lớp vỏ (Bởi vì nguyên tử trung hoà về điện).
Trở lại bài toán, với số liệu là 82 hạt mang điện trong ion, ta được 1 phương trình 2 ẩn số.
Trong hạt nhân nguyên tử chỉ có proton là hạt mang điện. Do đó, với số liệu này ta có thêm phương trình 2 ẩn số. Lưu ý, ở đây chỉ so sánh một hạt nhân nguyên tử nguyên tố A và một hạt nhân nguyên tử nguyên tố B.
Vậy, khi có 2 phương trình và 2 ẩn số thì bài toán đã được giải.


Lại là cái quái gì đây nhỉ
Buồn quá đi thôi Lời giải cụ thể như sau:
Gọi số p, n và e trong nguyên tử nguyên tố A và nguyên tố B lần lượt là p1, n1, e1 và p2, n2, e2. Trong ion bài ra có 82 hạt mang điện nên ta có phương trình:
p1 + e1 + 3(p2 + e2) + 2 = 82 ó p1 + 3p2 = 40 (I) (vì trong nguyên tử, số e ngoài lớp vỏ bằng số p trong hạt nhân).
Vì số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố B nên ta có: p1 - p2 = 8 (II). Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình. Giải ra, ta c ó: p1 = 16; p2 = 8. Vậy, số hiệu nguyên tử của nguyên tố A là 16, số hiệu nguyên tử của nguyên tố B là 8. Do đó, số e tương ứng ngoài lớp vỏ của nguyên tử nguyên tố A là 16e, của nguyên tử nguyên tố B là 8e.
+ Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B:
Các electron này được phân bố vào các lớp như sau:
A : 1s22s22p63s23p4
B : 1s22s22p4
+ Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn:
Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử A và B, ta có:
A là nguyên tố có 16 p trong hạt nhân nên A có số thứ tự trong bảng hệ thống tuần hoàn là ô16; tương tự B là nguyên tố ở ô thứ 8.
A là nguyên tố có 3 lớp electron ngoài lớp vỏ nên A ở chu kỳ 3; tương tự B là nguyên tố ở chu kỳ 2.
A có 6 e ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên tố thuộc nhóm VI; tương tự, B là nguyên tố thuộc nhóm VI.
tuong_vy_3007
tuong_vy_3007

Tổng số bài gửi : 77
Age : 34
Registration date : 16/11/2007

Về Đầu Trang Go down

Đề thi đại học khối B (2006) Empty Re: Đề thi đại học khối B (2006)

Bài gửi by tuong_vy_3007 Sat Dec 29, 2007 4:35 am

Đề thi đại học khối B (2006) Hoá vô cơ

Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại va dung dịch B. Chia dung dịch B thanh 2 phần bằng nhau. Them một lượng dư dung dịch KOH vao phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng khong đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trinh hoa học của cac phản ứng xảy ra va tinh gia trị của m.
2) Cho bột Zn tới dư vao phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vao dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tinh gia trị của V.
Giả thiết cac phản ứng xảy ra hoan toan.
Bài hoá trên được giải như sau:
Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ đề bài trong 3 phút:
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
2) Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bước 2: Phân tích bài toán theo các điều kiện, dữ kiện của bài. Không nhất thiết dữ kiện nào cho trước thì phải sử dụng trước.Chú ý, phải sử dụng tất cả dữ kiện. Nếu không sử dụng hết dữ kiện thì hãy nghĩ là mình làm sai trước khi cho rằng đề bài ra sai.
Tôi quan tâm trước hết là dữ kiện ở dòng cuối cùng "Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn". Điều này có nghĩa là nếu các chất phản ứng được với nhau thì phải có ít nhất một chất (cũng có thể là nhóm chất cùng loại) phải hết sau khi phản ứng kết thúc. Câu này cũng có ý nghĩa tương tự câu: "Hiệu suất các phản ứng đạt 100% ." Bây giờ bạn hãy lướt chuột lên đề bài ở dưới và xem sự phân tích:
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m
2)Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài giải cụ thể như sau:

Gọi số mol tương ứng của Zn và Cu trong 5,15g hỗn hợp A là x và y (x, y >0). Ta có: 65x + 64y = 5,15 (I)
Các phản ứng có thể xảy ra khi hoà tan hỗn hợp A vào dung dịch AgNO3:
Zn + 2AgNO3 = Zn(NO3)2 + 2Ag (1)
Cu + 2AgNO3 = Cu(NO3)2 + 2Ag (2)
Dung dịch B thu được không thể có chất tan là AgNO3. Vì nếu chất tan này còn thì cả Zn và Cu trong hỗn hợp A ban đầu bị hoà tan hết theo phản ứng (1) và (2) .Chất rắn thu được chỉ có Ag, không thể là "hỗn hợp kim loại"
Vậy, dung dịch B có chất tan Zn(NO3)2. Khi cho dư KOH vào dung dịch B có thu được kết tủa nên trong dung dịch B phải có thêm chất tan là Cu(NO3)2. Cu trong hỗn hợp ban đầu còn dư sau khi phản ứng với AgNO3 để tạo với Ag hỗn hợp kim loại.
Do đó, khi hoà tan hỗn hợp A thì xảy ra 2 phản ứng (1) và (2).
Gọi số mol Cu tham gia phản ứng (2) là z (z
tuong_vy_3007
tuong_vy_3007

Tổng số bài gửi : 77
Age : 34
Registration date : 16/11/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết