Làm chủ nhiệm thời hiện đại phải khác
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Làm chủ nhiệm thời hiện đại phải khác
Tham luậnMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG GIAI ĐOẠN MỚIGV thực hiện: Dương Thu Trang
Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia mà chúng ta cũng không là ngoại lệ. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc tiếp nhận và truyền đạt kiến thức, giáo viên còn phải giúp học sinh hoàn thiện nhân cách qua công tác chủ nhiệm. Đặc biệt trong giai đọan mới, điều này có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm cùng với việc tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp, tôi rút ra một số vấn đề như sau:
I) Thuận lợi
1.Học sinh Việt Nam nhìn chung là ngoan. Các em chưa có thói quen phản kháng.
Hầu hết đều biết hoặc tôn trọng hoặc sợ gặp rắc rối nên biết chấp hành.
2.Ý thức học tập và rèn luyện cao.
3.Phần lớn phụ huynh hợp tác và ủng hộ.
II) Khó khăn
*Chung
1.Giới trẻ hiện nay thường đề cao chính kiến của bản thân nên rất khó thuyết phục
2.Môi trường xã hội phức tạp
3.Các phương tiện giải trí hiện đại cuốn hút nên thời gian học tập bị hạn chế.
(game online, chat…)
4.Hoàn cảnh gia đình bất ổn (hoặc về tình cảm, hoặc về kinh tế) nên thiếu sự quan tâm
chia sẻ đúng lúc.
5.Phụ huynh ít con nên bênh vực một cách cực đoan.
6.Sĩ số HS/lớp đông (gần 50 em)
7.Chương trình học tương đối nặng (dành cho 2 buổi/ngày nhưng trườngTHPT
Mạc Đĩnh Chi chỉ học một buổi)
8.Phải kiêm nhiều việc mà mình không có chuyên môn như: tổ chức hoạt động Hướng nghiệp, Ngoài giờ lên lớp.
* Mỗi khối lớp
-Khối 10 học sinh chưa thích nghi với môi trường và phương pháp học ở cấp THPT
-Khối 11 ý thức về kỉ luật chưa cao (hệ bán công)
-Khối 12 chịu nhiều áp lực về thi cử
* Riêng
Ba năm trở lại đây, trường chúng ta thực hiện chương trình thí điểm phân ban nên loại hình lớp ban C ra đời. Và cả 3 năm tôi đều được phân công chủ nhiệm 12C1. Tôi nhận ra rằng, học sinh chọn vào ban C từ 2 lý do: Thứ nhất, không có khả năng về các môn tự nhiên; thứ hai, các em rất yêu văn chương. Vì vậy, chủ nhiệm lớp C giáo viên có những khó khăn nhất định.
1 Học sinh ban C có chỉ số cảm xúc (EQ) cao nên điểm mạnh là tư duy tưởng tượng,
khả năng tư duy logic hạn chế nên việc học các môn tự nhiên rất khó khăn.
3.Các em có thiên hướng văn chương thường rất cầu toàn nên dễ tạo áp lực (bên cạnh
những áp lực từ xã hội, gia đình).
III) Giải pháp
1.Đọc nhiều sách báo, tài liệu viết về tâm lý, lối sống của giới trẻ hiện nay để có
cách giáo dục phù hợp (vì thế hệ chúng ta học từ nhà trường nhưng các em lại học
từ thế giới…)
2. Giáo dục thân thiện: gần gũi trò chuyện giờ ra chơi, gửi mail, điện thoại…
3. Cảm hóa (Đây là thế mạnh của nữ GV nói chung và của GV văn nói riêng)
- Khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế .
- Giáo dục gắn với tình thương.
- Động viên kịp thời để các em cảm thấy mình tự tin hơn.
4. Chỉ ra cho học sinh thấy được sự thay đổi tích cực là cần thiết cho chính bản thân
các em (không vì mục đích thi đua).
5. Việc hạ hạnh kiểm học sinh chỉ là thứ yếu
6. Hạn chế mời phụ huynh
- Các em phải chịu áp lực rất lớn từ phụ huynh và có thể xãy ra những điều đáng tiếc.
(Ở TP.Hạ Long có 3 em học sinh tự tử trong 1 tháng vì giáo viên cảnh báo sẽ mời
phụ huynh)
-Trường hợp cần thiết phải mời thì thật thận trọng, tìm hiểu về phụ huynh, về gia cảnh
để có cách tiếp cận phù hợp.
Trên đây là một số suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm.
Có thể còn chủ quan nhưng đó là tất cả những gì tôi mong muốn được chia sẻ cùng
quý đồng nghiệp.
Cũng từ đây, chúng ta nhận ra rằng: chẳng có công thức nào cho công tác chủ
nhiệm khi mà chúng ta có quá nhiều loại hình lớp, nhiều đối tượng học sinh với những
gia cảnh rất khác nhau… Nhưng sẽ có một cơ sở để chúng ta tìm kiếm giải pháp hiệu
quả, đó là tính NHÂN VĂN trong cách quản lý học sinh.
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi tháng 10 năm 2007
playful_62- Tổng số bài gửi : 150
Age : 34
Registration date : 14/11/2007
Re: Làm chủ nhiệm thời hiện đại phải khác
Những trăn trở của giáo viên chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay
Trong sự bùng nổ của kinh tế thị trường, chưa bao giờ việc bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên được đặt ra bức xúc như hiện nay. Tất cả thầy cô giáo đang đứng trước một thử thách lớn lao - vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi rất cao về chất lượng và số lượng. Trong nhà trường THPT, công tác chủ nhiệm là một công tác tối quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lý, vừa là nhà sư phạm giáo dục toàn diện cho học sinh và phát huy tiềm năng tích cực của học sinh, vừa là người tổ chức phối hợp tập trung sức mạnh của các lực lượng giáo dục để có hiệu quả tốt nhất.
Để có hiệu quả tốt nhất, mỗi giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công việc của mình bằng trách nhiệm mà bằng cả tình thương. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy chuyên môn của mình nhưng có lẽ chúng ta luôn cảm thấy thật khó khăn để hoàn thành tiết sinh hoạt lớp sao cho hiệu quả.
Tìm hiểu và giải quyết
Thứ nhất: việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh. Dù mỗi đầu năm học, trong buổi đại hội cha mẹ học sinh, tất cả phụ huynh đồng tình hưởng ứng nội quy của nhà trường còn giáo viên chủ nhiệm thì làm rất nghiêm. Song, một số em vẫn còn vi phạm với nhiều lý do: hoặc chưa có thời gian cắt tóc, dép đứt mà mẹ lại chưa mua… hay em phải đưa em nhỏ đến trường nên đi học trễ… hàng trăm những lý do khách quan mà các em thường nêu ra.
Trong những trường hợp này, chúng ta phải xử lý như thế nào để không xử oan, không áp đặt học sinh?
Thứ hai: từ những lý do các em đưa ra nhằm để biện minh cho hành vi vi phạm nội quy của mình, tôi lại trăn trở về một vấn đề khác, đó là tính trung thực của học sinh. Xã hội luôn dành từ ngữ đẹp đẽ để chỉ lứa tuổi của các em: hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng… Vậy mà một số em lại tìm đủ cách để quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Thay vì học bài thì một số em lại chép tài liệu lên giấy, thước, trên bàn ghế, trong lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí trên cả tà áo dài… và để qua mắt giám thị, giáo viên chủ nhiệm, các em tự ký nhái chữ ký của bố mẹ, xin khống toa thuốc của bác sĩ, thuê mướn người khác đóng vai bố mẹ… Vì chưa có kinh nghiệm, vì áp lực công việc, vì không có thời gian… một số giám thị và giáo viên chủ nhiệm đã bị các em này qua mặt dễ dàng.
Giáo dục những học sinh này như thế nào?
Chúng ta thật vui mừng trước thông tin: “Việt Nam là một trong những nước có tốc độ nối kết mạng nhanh nhất trong khu vực”. Tin học đã được phổ cập xuống vùng sâu, vùng miền núi. Nhưng đi đôi với tin vui này là những câu chuyện về những thanh niên, học sinh vì quá mải miết với game, chat, thậm chí bị cuốn hút vào những địa chỉ “đen” trên mạng, mà quên cả nhiệm vụ học tập, quên ăn, quên ngủ dẫn tới kết quả học tập thấp, cơ thể suy nhược và có người đã bị ngất xỉu, bị hôn mê và không kiểm soát được hành vi của mình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Qua nguồn tin từ học sinh, chúng tôi biết phần lớn thời gian ở nhà các em ngồi bên máy nhưng không phải để học mà để vào mạng. Bằng chứng là điểm tin học trong lớp rất thấp, thậm chí có em phải thi lại. Khi thầy cô trao đổi với phụ huynh về việc giám sát thời gian ngồi bên máy của các em thì được phụ huynh trình bày khó khăn của họ là: phải đi làm, vả lại nếu không cho các em sử dụng máy nhà thì các em tìm đến dịch vụ lại càng nguy hiểm hơn. Trên thực tế một số thầy cô đã định hướng cho các em bằng cách cung cấp một số trang web mà thầy cô cho là phù hợp với lứa tuổi của các em và có ích cho việc học…
Từ kết quả học tập ngày càng tỷ lệ nghịch với việc thành thạo “Võ lâm truyền kỳ” của một số em, vấn đề tôi đặt ra là làm sao để các em yêu thích tin học, có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào việc học tập và cuộc sống mà không bị nghiện net, game…? Đó là vấn đề thứ ba.
Chúng ta ai cũng biết nhân cách con người được hoàn thiện qua ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành nhân cách của con người. Vì thế, nhà trường luôn kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh. Song, bên cạnh nhiều gia đình hợp tác với nhà trường rất chặt chẽ thì cũng không ít gia đình làm cho công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm gặp không ít khó khăn.
Ví dụ: khi mời phụ huynh để trao đổi về mái tóc nhuộm màu thì tôi lại tiếp chuyện với một bà mẹ có đến ba màu tóc nhuộm trên đầu. Khi mời phụ huynh họp về việc đi học trễ hoặc vắng không phép của học sinh thì không ít lần phụ huynh đã cho tôi “leo cây” hoặc đến trễ so với thời gian hẹn mà không một lời giải thích mặc dù trong giấy mời tôi có ghi chú: “Nếu không phù hợp thời gian xin phụ huynh hẹn lại giờ khác hoặc hôm khác”. Khi hẹn gặp phụ huynh để thông báo cho họ biết về những hành vi thô bạo với bạn bè hoặc vô lễ với thầy cô thì không ít phụ huynh đã khẳng định con họ ở nhà rất ngoan, lễ phép thậm chí có phụ huynh còn cho rằng giáo viên chủ nhiệm có ác cảm với con em họ. Trong những tình huống đó thông thường tôi chọn phương pháp chứng minh qua bản tường trình, bản tự kiểm, qua lời phê của giáo viên bộ môn… nhưng đôi khi có không ít phụ huynh còn cố biện minh rằng: con em họ bị kẻ xấu xúi giục.
Sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Còn bao nhiêu trăn trở khác nữa: nào là làm thế nào để giúp các em yêu sớm thoát ra khỏi chữ “yêu là chết trong lòng một ít” mà chuyên tâm cho chuyện học. Hay phải biết giữ mình trong “quá trình” yêu, biết biến tình yêu thành động lực tích cực trong học tập… Nào là làm sao giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt (cha mẹ ly hôn) thoát ra khỏi “vỏ ốc” của chính mình để hòa đồng cùng với bạn bè mà không còn mặc cảm tự ti, giúp các em có thái độ sống “bất cần đời” quay lại với vai trò của mình, phải sống có trách nhiệm với tương lai của mình và phải hiểu rằng đó là chuyện của người lớn, chuyện của bố mẹ… Còn bao nhiêu trăn trở khác nữa mà tôi không thể đặt tên để nêu ra đây được. Những trăn trở của tôi cũng chính là trăn trở của tất cả giáo viên chủ nhiệm nói chung, tôi xin nêu lên để nhờ chuyên viên tư vấn giáo dục cùng quý thầy cô cho chúng tôi những lời khuyên quý báu.
Đỗ Thị Phú Vy
(Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - TP.HCM)
Trong sự bùng nổ của kinh tế thị trường, chưa bao giờ việc bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên được đặt ra bức xúc như hiện nay. Tất cả thầy cô giáo đang đứng trước một thử thách lớn lao - vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi rất cao về chất lượng và số lượng. Trong nhà trường THPT, công tác chủ nhiệm là một công tác tối quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lý, vừa là nhà sư phạm giáo dục toàn diện cho học sinh và phát huy tiềm năng tích cực của học sinh, vừa là người tổ chức phối hợp tập trung sức mạnh của các lực lượng giáo dục để có hiệu quả tốt nhất.
Để có hiệu quả tốt nhất, mỗi giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công việc của mình bằng trách nhiệm mà bằng cả tình thương. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy chuyên môn của mình nhưng có lẽ chúng ta luôn cảm thấy thật khó khăn để hoàn thành tiết sinh hoạt lớp sao cho hiệu quả.
Tìm hiểu và giải quyết
Thứ nhất: việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh. Dù mỗi đầu năm học, trong buổi đại hội cha mẹ học sinh, tất cả phụ huynh đồng tình hưởng ứng nội quy của nhà trường còn giáo viên chủ nhiệm thì làm rất nghiêm. Song, một số em vẫn còn vi phạm với nhiều lý do: hoặc chưa có thời gian cắt tóc, dép đứt mà mẹ lại chưa mua… hay em phải đưa em nhỏ đến trường nên đi học trễ… hàng trăm những lý do khách quan mà các em thường nêu ra.
Trong những trường hợp này, chúng ta phải xử lý như thế nào để không xử oan, không áp đặt học sinh?
Thứ hai: từ những lý do các em đưa ra nhằm để biện minh cho hành vi vi phạm nội quy của mình, tôi lại trăn trở về một vấn đề khác, đó là tính trung thực của học sinh. Xã hội luôn dành từ ngữ đẹp đẽ để chỉ lứa tuổi của các em: hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng… Vậy mà một số em lại tìm đủ cách để quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Thay vì học bài thì một số em lại chép tài liệu lên giấy, thước, trên bàn ghế, trong lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí trên cả tà áo dài… và để qua mắt giám thị, giáo viên chủ nhiệm, các em tự ký nhái chữ ký của bố mẹ, xin khống toa thuốc của bác sĩ, thuê mướn người khác đóng vai bố mẹ… Vì chưa có kinh nghiệm, vì áp lực công việc, vì không có thời gian… một số giám thị và giáo viên chủ nhiệm đã bị các em này qua mặt dễ dàng.
Giáo dục những học sinh này như thế nào?
Chúng ta thật vui mừng trước thông tin: “Việt Nam là một trong những nước có tốc độ nối kết mạng nhanh nhất trong khu vực”. Tin học đã được phổ cập xuống vùng sâu, vùng miền núi. Nhưng đi đôi với tin vui này là những câu chuyện về những thanh niên, học sinh vì quá mải miết với game, chat, thậm chí bị cuốn hút vào những địa chỉ “đen” trên mạng, mà quên cả nhiệm vụ học tập, quên ăn, quên ngủ dẫn tới kết quả học tập thấp, cơ thể suy nhược và có người đã bị ngất xỉu, bị hôn mê và không kiểm soát được hành vi của mình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Qua nguồn tin từ học sinh, chúng tôi biết phần lớn thời gian ở nhà các em ngồi bên máy nhưng không phải để học mà để vào mạng. Bằng chứng là điểm tin học trong lớp rất thấp, thậm chí có em phải thi lại. Khi thầy cô trao đổi với phụ huynh về việc giám sát thời gian ngồi bên máy của các em thì được phụ huynh trình bày khó khăn của họ là: phải đi làm, vả lại nếu không cho các em sử dụng máy nhà thì các em tìm đến dịch vụ lại càng nguy hiểm hơn. Trên thực tế một số thầy cô đã định hướng cho các em bằng cách cung cấp một số trang web mà thầy cô cho là phù hợp với lứa tuổi của các em và có ích cho việc học…
Từ kết quả học tập ngày càng tỷ lệ nghịch với việc thành thạo “Võ lâm truyền kỳ” của một số em, vấn đề tôi đặt ra là làm sao để các em yêu thích tin học, có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào việc học tập và cuộc sống mà không bị nghiện net, game…? Đó là vấn đề thứ ba.
Chúng ta ai cũng biết nhân cách con người được hoàn thiện qua ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành nhân cách của con người. Vì thế, nhà trường luôn kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh. Song, bên cạnh nhiều gia đình hợp tác với nhà trường rất chặt chẽ thì cũng không ít gia đình làm cho công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm gặp không ít khó khăn.
Ví dụ: khi mời phụ huynh để trao đổi về mái tóc nhuộm màu thì tôi lại tiếp chuyện với một bà mẹ có đến ba màu tóc nhuộm trên đầu. Khi mời phụ huynh họp về việc đi học trễ hoặc vắng không phép của học sinh thì không ít lần phụ huynh đã cho tôi “leo cây” hoặc đến trễ so với thời gian hẹn mà không một lời giải thích mặc dù trong giấy mời tôi có ghi chú: “Nếu không phù hợp thời gian xin phụ huynh hẹn lại giờ khác hoặc hôm khác”. Khi hẹn gặp phụ huynh để thông báo cho họ biết về những hành vi thô bạo với bạn bè hoặc vô lễ với thầy cô thì không ít phụ huynh đã khẳng định con họ ở nhà rất ngoan, lễ phép thậm chí có phụ huynh còn cho rằng giáo viên chủ nhiệm có ác cảm với con em họ. Trong những tình huống đó thông thường tôi chọn phương pháp chứng minh qua bản tường trình, bản tự kiểm, qua lời phê của giáo viên bộ môn… nhưng đôi khi có không ít phụ huynh còn cố biện minh rằng: con em họ bị kẻ xấu xúi giục.
Sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Còn bao nhiêu trăn trở khác nữa: nào là làm thế nào để giúp các em yêu sớm thoát ra khỏi chữ “yêu là chết trong lòng một ít” mà chuyên tâm cho chuyện học. Hay phải biết giữ mình trong “quá trình” yêu, biết biến tình yêu thành động lực tích cực trong học tập… Nào là làm sao giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt (cha mẹ ly hôn) thoát ra khỏi “vỏ ốc” của chính mình để hòa đồng cùng với bạn bè mà không còn mặc cảm tự ti, giúp các em có thái độ sống “bất cần đời” quay lại với vai trò của mình, phải sống có trách nhiệm với tương lai của mình và phải hiểu rằng đó là chuyện của người lớn, chuyện của bố mẹ… Còn bao nhiêu trăn trở khác nữa mà tôi không thể đặt tên để nêu ra đây được. Những trăn trở của tôi cũng chính là trăn trở của tất cả giáo viên chủ nhiệm nói chung, tôi xin nêu lên để nhờ chuyên viên tư vấn giáo dục cùng quý thầy cô cho chúng tôi những lời khuyên quý báu.
Đỗ Thị Phú Vy
(Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - TP.HCM)
playful_62- Tổng số bài gửi : 150
Age : 34
Registration date : 14/11/2007
Re: Làm chủ nhiệm thời hiện đại phải khác
Làm GV đâu có dễ, làm GV trong thời đại ngày nay càng hok dễ , và làm sao cho học sinh quý mến lại càng hok dễ nữa em thấy làm GV rất ư là khó, khó cực kì. Kím đc 1 ngừ luôn luôn nghĩ cho hs hiếm lắm ( mũ n) luôn
nhocmaru- Tổng số bài gửi : 31
Age : 32
Registration date : 05/12/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|